Điều trị ung thư tuyến giáp là phương pháp được các bệnh nhân lựa chọn hiện nay. Tuy nhiên, giống các loại phẫu thuật khác, phẫu thuật tuyến giáp cũng có những rủi ro nhất định. Do đó, việc tìm hiểu các biến chứng sau mổ tuyến giáp và cách để xử lý là điều người bệnh cần biết.
Nhìn chung, phẫu thuật ung thư tuyến giáp hiếm khi xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Trước khi phẫu thuật, các bác sĩ sẽ cho bạn biết những rủi ro có thể xảy ra. Dưới đây sẽ là 10 biến chứng sau mổ tuyến giáp bạn có thể gặp
>>> ĐỌC THÊM: Mổ ung thư tuyến giáp: có nên mổ hay không? Chi phí mổ bao nhiêu?
6 biến chứng sau mổ tuyến giáp
Chảy máu
Chảy máu tuyến giáp là tác dụng phụ khi cắt tuyến giáp. Chảy máu đột ngột và nhiều sau phẫu thuật có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng này hiếm khi xảy và chỉ trong khoảng 24 giờ đầu tiền sau phẫu thuật.
Nếu máu chảy chậm vào cổ thì có thể dẫn đến hình thành các cục máu đông, khiến vết mổ tuyến giáp bị sưng. Người bệnh sẽ có cảm giác nuốt vướng sau mổ.
Tình trạng này chỉ xuất hiện khoảng 1% số ca phẫu thuật tuyến giáp và thường tự biến mất. Trong trường hợp nặng hơn, các bác sĩ sẽ can thiệp để xử lý tình trạng này.
Biến chứng sau mổ tuyến giáp: khó thở
Có hai nguyên nhân chính gây ra vấn đề khó thở ở người bệnh sau mổ tuyến giáp.
Nguyên nhân thứ nhất là do có cục máu đông lớn chặn khí quản khiến người bệnh cảm thấy khó nuốt, nuốt vướng, nghẹn. Tình trạng này cần bác sĩ can thiệp ngay.
Nguyên nhân thứ hai là do dây thần kinh thanh quản bị tổn thương, trong trường hợp này cần thực hiện mổ khí quản gấp.
Cơn bão giáp trạng
Các triệu chứng người bệnh có thể gặp là tim đập nhanh, bồn chồn, tiêu chảy và ra nhiều mồ hôi. Trước đây, biến chứng này rất phổ biến, thường liên quan đến bệnh Basedow. Tuy nhiên, nhờ có thuốc kiểm soát độc giáp trước khi mổ nên hiện tượng này ít xảy ra.
Thay đổi giọng nói là một trong những biến chứng sau mổ
Hiện tượng này là biến chứng thường xuyên gặp phải, xảy ra khoảng 5-10% số ca phẫu thuật. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do chấn thương các dây thần kinh thanh quản trong quá trình phẫu thuật. Tỷ lệ bệnh nhân bị thay đổi giọng nói vĩnh viễn là khoảng 1%.
Biến chứng sau mổ tuyến giáp: Khó kiểm soát nhiễm độc giáp
Nhiễm độc giáp thường xảy ra ở 2 – 4% bệnh nhân sau khi cắt bỏ tuyến giáp. Tác dụng phụ khi cắt tuyến giáp này thường được điều trị bằng iốt phóng xạ và không cần phải phẫu thuật thêm.
- Cảm thấy lạnh, đặc biệt ở các chi
- Tăng cân không rõ nguyên nhân
- Da khô, thô ráp
- Mệt mỏi và chậm chạp
- Táo bón

Chăm sóc người bệnh sau mổ tuyến giáp
Thường xuyên bôi kem chống nắng
Hãy luôn nhớ bôi kem chống nắng mỗi khi ra ngoài và che bằng khăn mỏng mỗi khi ra ngoài. Nên lựa chọn kem chống nắng có chỉ số SPF cao, chẳng hạn như SPF 30+. Việc áp dụng biện pháp này để bảo vệ vết sẹo khỏi ánh nắng mặt trời cũng như mang lại kết quả thẩm mỹ hơn.
Hạn chế cử động vùng cổ sau khi phẫu thuật
Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ
Có chế độ ăn uống dinh dưỡng
– Chế độ ăn dinh dưỡng sẽ góp phần quan trọng trong việc làm lành vết thương cũng như nâng cao sức khỏe người bệnh. Khi mới đầu sau khi mổ, người bệnh nên lựa chọn các thức ăn mềm, dễ nuốt. Cụ thể là:
+ Một chế độ ăn lỏng bao gồm: cháo, súp, nước trái cây,…
+ Một số thức phẩm mềm như: khoai tây nghiền, táo nghiền, sữa chua,…